Ung thư buồng trứng và cổ tử cung
Nhiều phụ nữ chưa quan tâm và phân biệt được sự khác nhau giữa ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung. Cả hai bệnh lý này đều gây ra triệu chứng đau bụng nhưng nguồn gốc của khối u không giống nhau. Ung thư cổ tử cung bắt nguồn từ phần dưới của tử cung, còn khối u ác tính ở buồng trứng xuất phát từ ống dẫn trứng.
Ngoài ra, triệu chứng của hai bệnh lý này cũng có điểm khác biệt. Ung thư cổ tử cung có thể gây tiết dịch âm đạo bất thường và đau khi quan hệ tình dục. Trong khi đó, biểu hiện của ung thư buồng trứng thường mơ hồ và tình trạng bệnh thường phức tạp. Thêm nữa, xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap test) chỉ phát hiện được ung thư cổ tử cung chứ không có giá trị sàng lọc khối u ác tính tại buồng trứng.
Bệnh lý phụ khoa
Chảy máu và tiết dịch âm đạo trong ngày hành kinh là tình trạng bình thường ở nữ giới. Mặc dù vậy, đừng chủ quan nếu bạn ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh, dịch âm đạo có màu, mùi bất thường hoặc tiểu tiện nhiều lần trong ngày. Đây có thể là triệu chứng của các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STDs) hoặc ung thư hệ sinh sản.
Nếu tình trạng nhiễm trùng được phát hiện sớm, khi còn ở giai đoạn nhẹ, phác đồ điều trị rất đơn giản, tiên lượng cũng khả quan. Nhưng nếu bệnh lý lây truyền qua đường tình dục không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, biến chứng vô sinh, suy thận có thể xảy ra và không thể phục hồi.
Các vấn đề sức khỏe khi mang thai
Khi mang thai, các bệnh lý sẵn có của bà mẹ (bệnh hen, đái tháo đường, trầm cảm,…) có thể trầm trọng hơn, đe dọa sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và bé.
Trong bệnh lý chửa ngoài tử cung, thai nhi làm tổ sai vị trí có thể gây tổn thương vòi trứng, dẫn đến hậu quả khó mang thai ở những lần tiếp theo. Bên cạnh đó, hầu hết phụ nữ mang thai có tình trạng thiếu máu, biểu hiện ở chỉ số huyết sắc tố (Hemoglobin) thấp hơn bình thường. Nguyên nhân là do cơ thể mẹ phải cung cấp dinh dưỡng và các chất cần thiết cho thai nhi sinh trưởng, phát triển.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ trong thai kỳ nên khám thai thường xuyên để được quản lý chu đáo, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vấn đề về sức khỏe.
![]() |
Bệnh lý tự miễn
Khi virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, hàng rào miễn dịch sẽ tấn công và tiêu diệt chúng để bảo vệ các tế bào lành. Tuy nhiên, nếu quá trình này bị “lỗi”, hàng rào miễn dịch sẽ tấn công cả tế bào của cơ thể. Lúc này, bệnh lý tự miễn sẽ xảy ra.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nữ giới có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tự miễn hơn phái mạnh. Biểu hiện chung của nhóm bệnh lý này bao gồm: mệt mỏi kéo dài, sốt nhẹ, thất thường, đau, nổi ban trên da, chóng mặt. Nhiều kinh nghiệm dân gian cho rằng, ăn ít đường, ít chất béo và hạn chế căng thẳng giúp chống lại các bệnh lý tự miễn. Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa tốt nhất vẫn là phát hiện và điều trị sớm.
Trầm cảm và lo âu
Cơ thể phụ nữ thường xuyên phải trải qua sự biến động của nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, sau sinh và tiền mãn kinh. Đặc điểm này chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ trầm cảm và rối loạn lo âu ở nữ giới cao gấp nhiều lần nam giới.
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS – Premenstrual Syndrome) rất phổ biến ở phụ nữ với biểu hiện lo âu, dễ xúc động, cáu gắt, thay đổi cảm xúc thất thường. Một rối loạn tâm thần nặng nề và nguy hiểm hơn liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt là PMDD (Premenstrual Dysmorphic Disorder).
Sau sinh, nồng độ hormone sinh dục trong cơ thể người mẹ thay đổi, dẫn đến giai đoạn biến động cảm xúc, được gọi là “baby blues”. Trầm cảm sau sinh cũng có những biểu hiện tương tự như lo lắng, buồn bã, mệt mỏi, cảm xúc thất thường nhưng nghiêm trọng và kéo dài hơn. Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển giao quan trọng ở độ tuổi 45 - 50 của người phụ nữ. Lúc này, tỷ lệ trầm cảm và rối loạn lo âu cũng tăng cao, có thể cần điều trị bằng liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc.
Theo các chuyên gia, nữ giới có thể giảm thiểu nguy cơ mắc 8 bệnh lý phổ biến trên bằng cách xây dựng những thói quen lành mạnh như dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ; tập luyện thể chất thường xuyên. Bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm/ lần để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe.
![]() |
Xét nghiệm gen để xác định nguy cơ sức khỏe cũng là biện pháp phòng ngừa bệnh tật hữu ích |
Ngoài ra, xét nghiệm gen để xác định nguy cơ sức khỏe của bản thân cũng là biện pháp phòng ngừa bệnh tật hữu ích. Bộ gen của mỗi người khác nhau và là yếu tố quan trọng quy định khả năng hấp thu dinh dưỡng, vận động, nguy cơ mắc bệnh và tính cách của mỗi người.
Kết quả xét nghiệm gen dự báo trước các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra với bạn trong tương lai như bệnh lý tiểu đường, đột quỵ, béo phì, ung thư... Nhờ đó, bạn có thể nhận thức tốt hơn về sức khỏe của bản thân và phòng ngừa các bệnh lý phổ biến từ sớm.
Quỳnh Anh
OpenAI sẽ chỉ triển khai công nghệ mới nhất trong các lĩnh vực cụ thể như an ninh mạng và hạt nhân nếu chúng đã được xác nhận là an toàn.
Công ty cũng sẽ thành lập một nhóm cố vấn chuyên biệt để nghiên cứu các báo cáo an toàn trước khi chúng được gửi đến các giám đốc điều hành và hội đồng quản trị của công ty.
Kể cả trong trường hợp các giám đốc điều hành đã đưa ra quyết định, hội đồng quản trị vẫn có thể đảo ngược các quyết định đó.
Kể từ khi ChatGPT ra mắt cách đây hơn 1 năm, những rủi ro tiềm tàng của AI đã luôn là mối quan tâm hàng đầu của cả các nhà nghiên cứu AI và công chúng nói chung.
Công nghệ AI tạo sinh đã khiến người dùng bất ngờ với khả năng của mình, nhưng cũng làm dấy lên mối lo ngại về an toàn vì khả năng phổ biến thông tin sai lệch và thao túng con người.
Vào tháng 4/2023, một nhóm các nhà lãnh đạo và chuyên gia trong ngành AI đã ký một bức thư ngỏ, kêu gọi tạm dừng 6 tháng trong việc phát triển các hệ thống mạnh hơn GPT-4 của OpenAI, để nghiên cứu triệt để những rủi ro tiềm ẩn đối với xã hội.
Vào tháng 5/2023, một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy hơn 2/3 người Mỹ vô cùng lo lắng về những tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với công nghệ AI, trong khi 61% tin rằng nó có thể đe dọa sự tồn tại của cả nền văn minh.
(theo Reuters)
Mặc dù được hưởng nhiều lợi ích như vậy, một số người dùng vẫn muốn từ bỏ mạng xã hội nếu việc này giúp họ bảo vệ quyền riêng tư khi trực tuyến.
Điều đó có nghĩa là 12% người dùng sẽ không thể tiếp tục tham gia những trò chơi giải trí như “bạn trông giống người nổi tiếng nào?” hoặc “bữa ăn yêu thích của bạn là gì?”, vì họ phải cung cấp thông tin cá nhân nếu muốn biết câu trả lời.
Ngoài ra, 58% người dùng cũng sẽ không thể đăng nhập hay xác minh tài khoản website muốn truy cập một cách nhanh chóng và tiện lợi chỉ với thao tác sử dụng thông tin đăng nhập mạng xã hội mình đang có.
Đáng chú ý, mặc dù số người sử dụng điện thoại di động tăng 2% so với năm 2018, 19% người dùng sẵn sàng “chào tạm biệt” với thiết bị cầm tay để dữ liệu riêng tư của họ được bảo mật.
Mạng xã hội ngày nay đang ở giai đoạn mà chất lượng trải nghiệm của người dùng tỉ lệ thuận với lượng thông tin cá nhân được chia sẻ - dù đó là thông tin về tài chính, địa điểm, thói quen mua sắm, sở thích ăn uống, hay tình trạng mối quan hệ. Do đó, trong tương lai, có lẽ cảm giác hụt hẫng khi sự riêng tư mãi mãi biến mất sẽ không còn xa lạ đối với người dùng.
Tuy nhiên, giải pháp “biến mất” hoàn toàn trên mạng xã hội vẫn chưa đủ để bảo vệ quyền riêng tư khi trực tuyến, vì việc này là cả một quá trình, chứ không thể được giải quyết chỉ sau thời gian ngắn.
Hải Phong
Sử dụng các dịch vụ của Facebook, Google, Microsoft,... có thể bị lộ dữ liệu cá nhân bất cứ lúc nào và tiềm ẩn những nguy cơ "chết người". Làm thế nào để bảo vệ thông tin cá nhân và duy trì quyền riêng tư trực tuyến?
" alt=""/>Người dùng đang từ bỏ Facebook, Instagram, Twitter để bảo vệ quyền riêng tư